I. Hướng dẫn guitar cơ bản
Trước khi tới lớp học, nếu có những kiến thức nhạc lý cơ bản, môn học chơi đàn guitar của bạn sẽ nhanh tiến bộ hơn. Với những hướng dẫn về Nốt đánh đàn guitar cơ bản cho người mới bắt đầu sau đây, Guitar Nova hi vọng sẽ giúp bạn có thể tự học guitar cơ bản tại nhà.
NHẠC LÝ CĂN BẢN KHI MUỐN HỌC ĐÀN GUITAR
Các khái niệm âm nhạc:
– Cao độ : Độ cao thấp của âm thanh.
– Cường độ : Độ mạnh nhẹ của âm thanh.
– Trường độ: Độ dài ngắn của âm thanh.
a. Khuôn nhạc
– Khuôn nhạc dùng để biểu diễn các thông tin về bản nhạc (Nhịp, Tông, Nốt nhạc …).
Khuôn nhạc gồm 5 dòng kẻ song song
– Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song (Khuôn nhạc không phải là hình vẽ của đàn guitar) dùng để thể hiện độ cao thấp của nốt nhạc. Giữa các dòng kẻ người ta gọi là khe nhạc.
– Đầu khuôn nhạc còn có hình các nốt thăng hoặc giáng gọi là dấu hóa.Dấu hóa cho ta biết tông của bài nhạc.
b.Nốt nhạc:
Nốt đánh đàn guitar cơ bản cho người mới bắt đầu gồm:
– 7 nốt nhạc cơ bản, đó là : Do , Re , Mi , Fa, Sol , La, Si. Người ta thường dùng chữ cái để ký hiệu các nốt nhạc : C=Do, D=Re, E=Mi, F=Fa, G=Sol, A=La, B= Si.
– Vị trí các nốt trên khuôn nhạc:

Vị trí của các nốt trên khuôn nhạc – bài tập đầu tiên cho người mới học đàn
Vị trí nốt nhạc trên khuôn nhạc cho ta biết cao độ của nốt nhạc đó, nốt ở vị trí phía trên có âm cao hơn nốt ở vị trí phía dưới.
– Vị trí các nốt nhạc trên cần đàn:
Quy ước:

Dây số 1 = E (Mi cao) dây nhỏ nhất
Dây số 2 = B (Si)
Dây số 3 = G (Sol)
Dây số 4 = D (Rê)
Dây số 5 = A (La)
Dây số 6 = E (Mi trầm) dây to nhất



Ví vụ: Nốt E + 1/2 cung = F + 1 cung = G + 1 cung = A + 1 cung =B + 1/2 cung = Đô + 1 cung = E
<=> E + 1 ngăn = F + 2 ngăn = G + 2 ngăn = A + 2 ngăn = B + 1 ngăn = C + 2 ngăn = E
c.Hình dạng của nốt nhạc
– Hình dạng nốt nhạc thể hiện khoảng thời gian ngân của nốt nhạc đó, tức là trường độ của nốt nhạc.
– Nếu dùng nốt đen để làm đơn vị chuẩn để đo thì ta sẽ so sánh như sau .
– Nốt trắng = 2 Nốt đen.

– Nốt móc đơn = 1/2 Nốt đen.
– Nốt móc đôi = 1/4 Nốt đen.

– Nốt lặng là nhưng nốt có giá trị thời gian như các nốt bình thường nhưng không phát ra âm.
d.Ô nhịp và phách:

– Mỗi bản nhạc bao gồm nhiều ô nhịp. Các vạch cắt đọc khuông nhạc phân chia ô nhịp được gọi là vạch nhịp.
– Phách là phần trường độ chia đều trong mỗi ô nhịp.
– Trong 1 khuông nhạc số chỉ nhịp có ký hiệu giông như phân số hoặc chữ C được đặt sau khóa nhạc.
+Nhịp Hai-Bốn 2/4:
Tử số là 2 do đó sẽ có 2 phách trong 1 ô nhịp.

+Nhịp Ba-Bốn 3/4:
Tử số là 3 do đó sẽ có 3 phách trong 1 ô nhịp
+Nhịp Bốn-Bốn 4/4:
Tử số là 4 do đó sẽ có 4 phách trong 1 ô nhịp
Mẫu số là 4 do đó giá trị của mỗi phách là nốt tròn chia cho 4 bằng 1 nốt đen.

+Nhịp Hai-Hai 2/2:
Tử số là 2 do đó sẽ có 2 phách trong 1 ô nhịp
Mẫu số là 2 do đó giá trị của mỗi phách là nốt tròn chia cho 2 bằng 1 nốt trắng bằng 2 nốt đen.
Nếu số chỉ nhip được ký hiệu là chữ C thì nó có giá trị bằng chỉ số nhịp 4/4.
Hãy ghé mua guitar ở guitar nova: https://guitarcantho.com.vn/cua-hang/